Nếu bạn nào đã có thời gian chơi thủy sinh thì việc setup 1 hồ tép cũng tương tự như setup 1 hồ thủy sinh (nhiều người còn thấy dễ hơn) trừ 1 số yếu tố cần chú ý kĩ.
Ở đây tôi xin hướng dẫn cách setup 1 hồ tép thuộc danh mục cấp độ dễ nuôi và không sử dụng lọc đáy, khoáng cục, máy làm mát.
Chuẩn bị vật dụng:
– Bể kính: 60x40x40 (kích thước chuẩn cho hồ tép)
– Đèn chiếu sáng (loại dùng cho thủy sinh hoặc tự chế)
– Lọc (hệ thống lọc như của bể thủy sinh, vật lọc có thể là bông, sứ, nham thạch… miễn sao không làm thay đổi độ PH ngoài ý muốn).
– Phân nền: tùy loại tép sống ở độ PH nào mà hconj nền có độ PH thích hợp. Trừ RC có thể sống tốt ở nền trộn, các loại khác nên dùng nền công nghiệp.
– Cây thủy sinh, rêu (thường là rêu và dương xỉ, trầu bà, liễu…)
– Quạt giải nhiệt.
– Nhiệt kế.
– Dụng cụ đo PH.
– Dụng cụ đo TDS.
SETUP
Đặt bể ngay ngắn, cố định, trải phân nền 1 lớp bằng phẳng, không nên trải nhấp nhô. Trải nền xong thì vào nước, cho rêu, cây thủy sinh vào, càng đơn giản càng tốt. Khởi động hệ thống đèn và lọc. Chạy quạt giải nhiệt, gắn nhiệt kế.
Lọc chạy 24/24 – Đèn bật ngày 8 tiếng.
Chạy lọc, châm thêm 1 ít vi sinh để giúp hệ vi sinh phát triển nhanh hơn, 1 ngày sau thì thay 50% nước, 3 ngày sau thay 50% nước. Ngày thứ 6 thay 30%, ngày thứ 7 thì đo PH, TDS nếu đạt yêu cầu rồi thì tiến hành thả tép.
Nếu TDS chư đạt thì thêm khoáng nước hoặc khoáng bột.
Về hồ tép ong cũng setup giống như trên nhưng có thêm máy làm mát và chỉ nên thả tép sau khi setup được 2 tuần.
Cách thả tép an toàn:
Để bịch đựng tép vào hồ 15 phút cho cân bằng nhiệt độ giữa bịch tép và bể. Mở bịch cho tép tự chui ra. Tắt đèn cho tép nghỉ ngơi, phục hồi 4 tiếng sau cho ăn lần đầu. Khoảng 3 tiếng thì vớt thức ăn thừa ra.
Thay nước đều đặn mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 20% lượng nước trong bể. Sau khi thay nước thì thêm khoáng bù vào lượng đã mất. Khi thay nước hút nhẹ gần đáy để loại bỏ bớt phân tép dưới nền.
Đăng nhận xét