Menu

Những sự cố thường gặp của tép và cách khắc phục

1. Bị xịt thuốc diệt côn trùng (phường hay đi xịt), thuốc trừ muỗi, nhanh muỗi trong nhà.

Biểu hiện: khi trúng độc, tất cả tép sẽ bơi vòng vèo khắp hồ, chui vào 1 góc hồ hay bơi loạn xạ.
Cách chữa trị: mở quạt gió cho khí độc bay bớt ra ngoài, tắt sủi oxi, thay nước bằng nước hồ hoặc nước bồn, nước trong bình lọc tuyệt đối không lấy nước ở hồ khác hoặc chứa sẵn trong thau, thùng để gần đó vì nước đó cũng đã nhiễm độc.
Nếu có vòi thì cho 1 vòi vào, 1 vòi ra không thì dùng ca múc, cứ 1 ca vào thì 1 ca ra, thay 100% nước hồ luôn. Phải đảm bào là nước đã bay hết Clo (nếu là nước máy).
Sử dụng vitamin tổng hợp để chống sốc tép và mau ổn định môi trường.

2. Thức ăn hoặc các loại sản phẩm hỗ trợ (khoáng, khử độc, vitamin, phân nước…) rơi vào hồ quá nhiều:

Dùng vợt vớt ra ngay và thay 20% nước (nếu là thức ăn và các sản phẩm khô).
Thay nước 1 ra 1 vào đến 50 hoặc 60% (nếu là các sản phẩm nước).
Sau khi thay thì cho 1 ít vitamin tổng hợp rồi quan sát biểu hiện của bể tép.

3. Hồ bị nứt, rò nước:

Nguyên nhân: có thể do va chạm hoặc lâu ngày đường keo bị xì.
Cách khắc phục:
Nếu không muốn lật hồ thì làm như sau: Lấy 1 cái xô, múc nước trong hồ vào khoảng 2.3 xô. Dọn hết rêu , lũa, oxi, lọc ra ngoài rồi hút cạn nước trong bể. Lau khô nơi cần dán (nên dán phía ngoài hồ), dùng keo silicon dán vào 1 lớp mỏng, 10 phút sau dán tiếp 1 lớp nữa và để khô. Khoảng 6 đến 8 tiếng sau là có thể vào lại nước, chạy lọc 2 tiếng thì bắt đầu cho tép vào.

4. Tép hay bu vào đầu In Out của lọc vào ban đêm:

Nguyên nhân: Do ban đêm khi tắt đèn cây thủy sinh trong hồ chuyển sang hút oxi và nhả co2 điều này khiến bể có thể bị thiếu oxi khiến tép thường bu lại những nơi nước dao động để có nhiều oxi hơn.
Cách khắc phục: lắp thêm xủi Oxi và bặt sủi khi tắt đèn.

Đăng nhận xét

 
Top