Menu

Dịch từ bài viết “These leaves should be trimmed” trên tạp trí Aqua Journalsố tháng 09/2012 trang 28, 29 bởi bouaqua.
Bên cạnh việc cắt tỉa cây thủy sinh định kỳ để tạo khối, cụm, để giữ bố cục thì việc cắt tỉa các lá cây “có vấn đề” cũng chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó không chỉ giúp cho bể thủy sinh của chúng ta đẹp hơn, sạch sẽ hơn mà còn hạn chế được rất nhiều rêu tảo hại, bệnh tật. Tuy nhiên những lá cây thuộc diện nào cần được “giải tỏa” thì chắc chắn không phải ai cũng biết, hãy cùng ADA điểm danh một số trường hợp lá cây thủy sinh đã đến lúc phải cắt tỉa.

Họ tiêu thảo

cắt tỉa lá tiêu thảo
Tiêu thảo lớn chậm nên rất dễ bị rêu tảo hại tấn công
Những lỗ thủng trên lá này sẽ lớn dần nếu không được điều trịLá bị rách và mất màu, một số lá chuyển sang màu vàngMép lá đổi màu, đôi khi là bị rách nhẹLá cây bị ốc hại trong hồ cắn nham nhở

Họ trầu

lá cây thủy sinh họ trầu
Cây họ trầu
Lá bị tép Yamato ăn nếu số lượng của chúng trong hồ quá lớnLá này bị mất màu do thiếu dinh dưỡng, những vết mờ trên lá cũng do tép Yamato gây ra

Họ dương xỉ và ráy

lá cây dương xỉ thủy sinh
Cây thủy sinh dương xỉ
Lá dương xỉ châu Phi này đang chuyển màu nâu và bị mất đi màu xanh trong mờ vốn có. Lá cũng bị tép Yamato ăn một phầnLá vàng úa và xuất hiện chấm đen, khả năng hồi phục của những lá này là không thểTúi bào tử ở mặt sau lá của dương xỉ, nó trông không hấp dẫn và cũng cần được loại bỏ
lá cây thủy sinh dương xỉ và ráy
Cây thủy sinh dương xỉ và ráy
Những nhánh dương xỉ non xuất hiện ở đầu lá mẹ, nguyên nhân là cây mẹ đã suy yếu hoặc chất lượng nước đang xấu dầnLá ráy xuất hiện những chấm đen do tảo hại, đầu chóp lá chuyển sang màu vàngLá bị mất màu, trừ phần gân lá do thiếu chất dinh dưỡng, thường thấy ở những bể nuôi cá cũ
Nguồn: Aqua Journal 09/2012

Đăng nhận xét

 
Top