Menu


Iwagumi Style

Written by Roy Deki
Nguồn: aquascapingworld.com
Nhiều người trong chúng ta hẳn đã nghe qua từ “Iwagumi”, đặc biệt nếu hay lui tới những diễn đàn liên quan tới sở thích tạo cảnh dưới nước. Iwagumi theo nghĩa đen của tiếng Nhật có nghĩa là sự sắp xếp đá, sự định hình đá (để tạo hình theo một mẫu hình cụ thể nào đó). Ở các khu vườn mà đá là yếu tố chủ đạo của Nhật Bản, các tảng đá chính là khung xương của bố cục và thường bao gồm 3 tảng đá; một tảng chính được củng cố bên sườn bởi 2 tảng đá nhỏ hơn, không cùng kích thước. Khi “sự sắp xếp đá” này đã được sắp đặt một cách hợp lý, nó sẽ mang lại sự hài hòa trong mắt người xem. Tuy nhiên, trong các bố cục thủy cảnh, “sự xếp đặt đá” này dường như có đi xa hơn cái nền tảng là chỉ 3 tảng đá, nhưng những yếu tố cơ bản chính vẫn được ứng dụng.


Những yếu tố cơ bản then chốt trong Iwagumi.
Trong một bố cục thủy cảnh Iwagumi, ta luôn sử dụng đá theo số lượng lẻ gồm nhiều kích cỡ khác nhau, và những loại đá đó nên thuộc cùng một chủng loại với nhau. Điều này sẽ làm tăng thêm tính liên tục và tạo sự hài hòa cho toàn bố cục.
Một trong những khía cạnh khó nhất ở phong cách Iwagumi mà một người hâm mộ Iwagumi cần đạt được, chính là tạo ra một cái nhìn cân bằng ở bố cục thủy cảnh. Nhiều thủy cảnh sinh (aquascaper) đều tuân theo “quy tắc tam giác vàng” mà phân chia bố cục thành ba mảng cân đối từ cao xuống thấp, từ bên này qua bên kia. Điểm mà mà các đường thẳng đứng và trọng tâm là nơi đường nằm ngang giao nhau. Việc sắp đặt đá và các khóm cây ở những khu vực này sẽ làm tăng thêm sự mạnh mẽ và hướng sự tập trung vào bố cục Iwagumi.

Chất nền tạo nền móng cho sự định hình một “dòng chảy thị giác” (cách mà người thưởng lãm lia mắt khi nhìn một bố cục khoa học, từ trên xuống, từ trái sang và ngược lại, tập trung vào tiêu điểm) đối với người xem. Ở các bố cục thủy cảnh Iwagumi, chất nền luôn tập trung vào việc tạo các đường viền, nét nhẹ nhàng và độ dày để giữ cho mắt ta luôn di chuyển và thu hút vào mọi khía cạnh của bố cục. Một chất nền được sắp đặt một cách có chủ đích đồng thời cũng giúp tạo ra một cảm giác về chiều sâu. Việc tạo độ dốc theo chiều từ dưới lên từ trước ra sau là một cách hay nhất để đạt được cảm giác về chiều sâu này. Ta còn có thể tạo một bên hồ có chất nền cao hơn bên còn lại để mang lại cảm giác này. Mỗi phương pháp sẽ tăng thêm cá tính riêng, và chiều sâu cho những gì tưởng chừng như là một sự sắp xếp giản đơn nhưng thực ra không phải là không hữu ích tí nào.

[​IMG]

Chất nền một khi đã được bao phủ với những loại cây mọc sát nền sẽ tạo nên cảm giác về tính lưu động và chuyển động với những ngọn đồi và thung lũng xanh ngắt nhấp nhô.

[​IMG]

Định hình bố cục.
Khi bắt tay tạo hình một bố cục, ta nên chuẩn bị sẵn nhiều hơn cần thiết những vật liệu cho việc setup. Việc này sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn hơn khi phác họa một bố cục thủy cảnh. Bản thân ta không muốn bị bó buộc bởi chỉ một ít đá cho sự lựa chọn của mình. Đối với việc lựa chọn đá, ta nên có ít nhất 7 tảng đá với nhiều kích thước khác nhau. Bản thân những loại đá được lựa chọn phải mang một “cá tính” riêng biệt, các đường nứt và khoảng trống trên đá càng nhiều thì bố cục sẽ càng chi tiết và chặt chẽ với nhau hơn.

Một số những loại đá phổ biến để sử dụng khi setup như Seiryu-seki, Maten hoặc là Shou. Những loại đá này là sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho một bố cục thủy cảnh, nhưng cũng không nhất thiết phải có khi ta không tìm được mà có thể thay thế bằng các loại đá khác, miễn sao nó chứa đựng một cái “hồn” của riêng mình. Cái mục đích chính của chúng ta là tìm cho được một nhóm đá có sự phối hợp giống nhau về màu sắc, nhưng khác nhau ở chi tiết, màu sắc hoa văn, hình dạng và đường nét.
[​IMG]

Khi sắp đặt hoàn tất, những tảng đá này sẽ đồng nhất với nhau nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng biệt và tập trung tạo cho người xem một cảm giác về chiều sâu (điều này cũng giống như quy luật xa gần, tạo không gian mở cho người xem trong các bức tranh về phong cảnh).

[​IMG]

Lựa chọn những loại cây thủy sinh phù hợp.


Một phong cách Iwagumi đúng nghĩa phải mang đến cho người xem một cảm giác thanh bình và mộc mạc; vì thế sự giới hạn về số lượng các loài cây nên được cân nhắc. Một hồ thủy sinh mang phong cách Iwagumi thường bao gồm chỉ một loại cây phủ nền như Ngưu Mao Chiên, Trân Châu Nhật, Trân Châu Cuba,v..v..

Phần hậu cảnh chỉ nên trồng một loại cây hoặc có thể biến đổi dựa trên cách nhìn và cảm nhận của mỗi người. Các tảng đá chính là điểm trọng tâm trong một bố cục Iwagumi. Vì thế nên sử dụng những loại cây mà không mọc bao phủ đá, để tránh làm mất đi cái chất “Iwagumi” mà ta đã đề cập ở trên.

Sự hài hòa của quần thể sinh vật.

Việc lựa chọn cá để nhấn mạnh sự đơn giản, cân đối, và tính đồng nhất giữa quần thể sinh vật cũng là một yếu tố quan trọng. Quá nhiều các loại cá sẽ gây nên sự hỗn độn và bất hòa của thủy cảnh, điều đó khiến cho tâm trí người xem bị xao lãng.

Thay vào đó nên sử dụng những loại cá hay đi thành đàn để tạo sự lưu động cho dòng nước. Các loài cá phổ biến như Neon, Mũi Đỏ, Tam Giác là sự lựa chọn tuyệt vời cho hồ thủy sinh. Cần chú ý để chọn một “đàn cá” thống nhất, chứ không phải là một “đàn cá” hỗn tạp, điều này cũng giúp duy trì sự ổn định của môi trường.

[​IMG]

Tép Amano là loài được sử dụng phổ biến nhất trong hồ thủy sinh Iwagumi, và bản thân nó phục vụ rất tốt trong việc dọn dẹp bè lũ tảo, rêu hại mà không làm ảnh hưởng đến bố cục thủy cảnh. Kích thước nhỏ và màu sắc trong sáng giúp chúng hòa lẫn tốt với cây trong hồ. Các loại tép khác dường như không phù hợp vì sẽ gây ra sự xáo trộn trong hồ nếu chúng quá sặc sỡ hoặc quá đông.

Không đơn giản như bề ngoài.

Nếu ta nghĩ những bố cục thủy cảnh mang phong cách Iwagumi là dễ duy trì bởi vẻ ngoài đơn giản thì ta đã hiểu sai về nó. Đây thực sự là một phong cách rất khó, chính bởi vì các loại cây được trồng trong những hồ dạng này đòi hỏi phải được chú ý đặc biệt trong quá trình chăm sóc. Một chất nền giàu dinh dưỡng cũng rất quan trọng, như các loại cây đã được đề cập ở trên (TCN, TCCB, NMC) đều có một bộ rễ hút dưỡng chất rất mạnh, và chỉ có một chất nền giàu dinh dưỡng mới có thể giúp chúng phát triển khỏe mạnh, việc điều chỉnh liều lượng nước trong hồ cũng phải được cân nhắc. Nhiều thủy cảnh sinh đã không nhận thấy tầm quan trọng của một chất nền giàu dinh dưỡng, và dễ dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe của các loại thực vật trong hồ một thời gian sau khi thiết lập hồ.

Trong nỗ lực tạo ra một hồ thủy sinh Iwagumi đầu tiên của mình, tôi đã trở thành nạn nhân của tất cả các loại rêu tảo hại. Cho tới bây giờ, đây quả là dạng hồ thủy sinh khó nhất để có thể điều chỉnh lượng dinh dưỡng một cách hợp lý. Với sự giúp đỡ của Seachems Excel (một hợp chất carbon hữu cơ sinh học), tôi cố gắng tiêu diệt lũ rêu tảo này nhưng không may là TCCB của tôi cũng toi theo. Tôi đã phải trồng lại TCCB và đợi nó mọc lại từ đầu.

[​IMG]

Thành quả.

Sau khi hoàn thành một thủy cảnh Iwagumi thành công mà nó đã nhấn mạnh đến những yếu tố chính của phong cách (sự thanh thản, yên bình, đầy sức sống), tôi có thể thành thật nói rằng, mình không còn là một tay mơ trong cái sở thích này nữa. Tôi đã học được rất nhiều qua việc tạo ra những mảng nhỏ của thiên nhiên này, và nó xứng đáng với những thất bại mà tôi đã trải qua. Vì thế, cho dù bạn là một người học việc hay một chuyên gia, hãy trải nghiệm những niềm vui khi mà bạn tạo ra được một hồ thủy sinh phong cách Iwagumi thành công. 

[​IMG]



Những yếu tố cơ bản then chốt trong Iwagumi.
Trong một bố cục thủy cảnh Iwagumi, ta luôn sử dụng đá theo số lượng lẻ gồm nhiều kích cỡ khác nhau, và những loại đá đó nên thuộc cùng một chủng loại với nhau. Điều này sẽ làm tăng thêm tính liên tục và tạo sự hài hòa cho toàn bố cục.
Một trong những khía cạnh khó nhất ở phong cách Iwagumi mà một người hâm mộ Iwagumi cần đạt được, chính là tạo ra một cái nhìn cân bằng ở bố cục thủy cảnh. Nhiều thủy cảnh sinh (aquascaper) đều tuân theo “quy tắc tam giác vàng” mà phân chia bố cục thành ba mảng cân đối từ cao xuống thấp, từ bên này qua bên kia. Điểm mà mà các đường thẳng đứng và trọng tâm là nơi đường nằm ngang giao nhau. Việc sắp đặt đá và các khóm cây ở những khu vực này sẽ làm tăng thêm sự mạnh mẽ và hướng sự tập trung vào bố cục Iwagumi.

Chất nền tạo nền móng cho sự định hình một “dòng chảy thị giác” (cách mà người thưởng lãm lia mắt khi nhìn một bố cục khoa học, từ trên xuống, từ trái sang và ngược lại, tập trung vào tiêu điểm) đối với người xem. Ở các bố cục thủy cảnh Iwagumi, chất nền luôn tập trung vào việc tạo các đường viền, nét nhẹ nhàng và độ dày để giữ cho mắt ta luôn di chuyển và thu hút vào mọi khía cạnh của bố cục. Một chất nền được sắp đặt một cách có chủ đích đồng thời cũng giúp tạo ra một cảm giác về chiều sâu. Việc tạo độ dốc theo chiều từ dưới lên từ trước ra sau là một cách hay nhất để đạt được cảm giác về chiều sâu này. Ta còn có thể tạo một bên hồ có chất nền cao hơn bên còn lại để mang lại cảm giác này. Mỗi phương pháp sẽ tăng thêm cá tính riêng, và chiều sâu cho những gì tưởng chừng như là một sự sắp xếp giản đơn nhưng thực ra không phải là không hữu ích tí nào.
[​IMG]

Chất nền một khi đã được bao phủ với những loại cây mọc sát nền sẽ tạo nên cảm giác về tính lưu động và chuyển động với những ngọn đồi và thung lũng xanh ngắt nhấp nhô.

[​IMG]

Định hình bố cục.
Khi bắt tay tạo hình một bố cục, ta nên chuẩn bị sẵn nhiều hơn cần thiết những vật liệu cho việc setup. Việc này sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn hơn khi phác họa một bố cục thủy cảnh. Bản thân ta không muốn bị bó buộc bởi chỉ một ít đá cho sự lựa chọn của mình. Đối với việc lựa chọn đá, ta nên có ít nhất 7 tảng đá với nhiều kích thước khác nhau. Bản thân những loại đá được lựa chọn phải mang một “cá tính” riêng biệt, các đường nứt và khoảng trống trên đá càng nhiều thì bố cục sẽ càng chi tiết và chặt chẽ với nhau hơn.

Một số những loại đá phổ biến để sử dụng khi setup như Seiryu-seki, Maten hoặc là Shou. Những loại đá này là sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho một bố cục thủy cảnh, nhưng cũng không nhất thiết phải có khi ta không tìm được mà có thể thay thế bằng các loại đá khác, miễn sao nó chứa đựng một cái “hồn” của riêng mình. Cái mục đích chính của chúng ta là tìm cho được một nhóm đá có sự phối hợp giống nhau về màu sắc, nhưng khác nhau ở chi tiết, màu sắc hoa văn, hình dạng và đường nét.

[​IMG]

Khi sắp đặt hoàn tất, những tảng đá này sẽ đồng nhất với nhau nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng biệt và tập trung tạo cho người xem một cảm giác về chiều sâu (điều này cũng giống như quy luật xa gần, tạo không gian mở cho người xem trong các bức tranh về phong cảnh).

[​IMG]

Lựa chọn những loại cây thủy sinh phù hợp.


Một phong cách Iwagumi đúng nghĩa phải mang đến cho người xem một cảm giác thanh bình và mộc mạc; vì thế sự giới hạn về số lượng các loài cây nên được cân nhắc. Một hồ thủy sinh mang phong cách Iwagumi thường bao gồm chỉ một loại cây phủ nền như Ngưu Mao Chiên, Trân Châu Nhật, Trân Châu Cuba,v..v..

Phần hậu cảnh chỉ nên trồng một loại cây hoặc có thể biến đổi dựa trên cách nhìn và cảm nhận của mỗi người. Các tảng đá chính là điểm trọng tâm trong một bố cục Iwagumi. Vì thế nên sử dụng những loại cây mà không mọc bao phủ đá, để tránh làm mất đi cái chất “Iwagumi” mà ta đã đề cập ở trên.

Sự hài hòa của quần thể sinh vật.

Việc lựa chọn cá để nhấn mạnh sự đơn giản, cân đối, và tính đồng nhất giữa quần thể sinh vật cũng là một yếu tố quan trọng. Quá nhiều các loại cá sẽ gây nên sự hỗn độn và bất hòa của thủy cảnh, điều đó khiến cho tâm trí người xem bị xao lãng.

Thay vào đó nên sử dụng những loại cá hay đi thành đàn để tạo sự lưu động cho dòng nước. Các loài cá phổ biến như Neon, Mũi Đỏ, Tam Giác là sự lựa chọn tuyệt vời cho hồ thủy sinh. Cần chú ý để chọn một “đàn cá” thống nhất, chứ không phải là một “đàn cá” hỗn tạp, điều này cũng giúp duy trì sự ổn định của môi trường.

[​IMG]

Tép Amano là loài được sử dụng phổ biến nhất trong hồ thủy sinh Iwagumi, và bản thân nó phục vụ rất tốt trong việc dọn dẹp bè lũ tảo, rêu hại mà không làm ảnh hưởng đến bố cục thủy cảnh. Kích thước nhỏ và màu sắc trong sáng giúp chúng hòa lẫn tốt với cây trong hồ. Các loại tép khác dường như không phù hợp vì sẽ gây ra sự xáo trộn trong hồ nếu chúng quá sặc sỡ hoặc quá đông.

Không đơn giản như bề ngoài.

Nếu ta nghĩ những bố cục thủy cảnh mang phong cách Iwagumi là dễ duy trì bởi vẻ ngoài đơn giản thì ta đã hiểu sai về nó. Đây thực sự là một phong cách rất khó, chính bởi vì các loại cây được trồng trong những hồ dạng này đòi hỏi phải được chú ý đặc biệt trong quá trình chăm sóc. Một chất nền giàu dinh dưỡng cũng rất quan trọng, như các loại cây đã được đề cập ở trên (TCN, TCCB, NMC) đều có một bộ rễ hút dưỡng chất rất mạnh, và chỉ có một chất nền giàu dinh dưỡng mới có thể giúp chúng phát triển khỏe mạnh, việc điều chỉnh liều lượng nước trong hồ cũng phải được cân nhắc. Nhiều thủy cảnh sinh đã không nhận thấy tầm quan trọng của một chất nền giàu dinh dưỡng, và dễ dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe của các loại thực vật trong hồ một thời gian sau khi thiết lập hồ.

Trong nỗ lực tạo ra một hồ thủy sinh Iwagumi đầu tiên của mình, tôi đã trở thành nạn nhân của tất cả các loại rêu tảo hại. Cho tới bây giờ, đây quả là dạng hồ thủy sinh khó nhất để có thể điều chỉnh lượng dinh dưỡng một cách hợp lý. Với sự giúp đỡ của Seachems Excel (một hợp chất carbon hữu cơ sinh học), tôi cố gắng tiêu diệt lũ rêu tảo này nhưng không may là TCCB của tôi cũng toi theo. Tôi đã phải trồng lại TCCB và đợi nó mọc lại từ đầu.

[​IMG]

Thành quả.

Sau khi hoàn thành một thủy cảnh Iwagumi thành công mà nó đã nhấn mạnh đến những yếu tố chính của phong cách (sự thanh thản, yên bình, đầy sức sống), tôi có thể thành thật nói rằng, mình không còn là một tay mơ trong cái sở thích này nữa. Tôi đã học được rất nhiều qua việc tạo ra những mảng nhỏ của thiên nhiên này, và nó xứng đáng với những thất bại mà tôi đã trải qua. Vì thế, cho dù bạn là một người học việc hay một chuyên gia, hãy trải nghiệm những niềm vui khi mà bạn tạo ra được một hồ thủy sinh phong cách Iwagumi thành công. 

[​IMG]

Đăng nhận xét

 
Top