Menu

Giới thiệu thông tin chung về cá mũi đỏ
Cá mũi đỏ có tên khoa họcHemigrammus bleheri Géry & Mahnert thuộc họ haraciformes (bộ cá chim trắng) tên tiếng việt gọ nó là Sóc đầu đỏ loài cá nuôi tốt trong môi trường thủy sinh, cá được xếp vào 1 trong các loài cá thủy sinh dễ nuôi, và cũng là loài cá cảnh đẹp. Cá mũi đỏ sẽ bơi thánh đàn nếu ta nuôi chúng với số lượng.
Đặc điểm cơ bản của cá mũi đỏ
– Hình dáng: Cá mũi đỏ có thân trong mờ, ba sọc đen điểm màu trắng nằm ở phía đuôi đặc biệt đầu của chúng có màu đỏ
– Kích thước: khoãng 4cm – 7cm
– Màu sắc: trắng bac, đầu màu đỏ
– Điều kiện sống: Độ pH trong hồ nên ổn định từ 6.0-7.0
– Thức ăn : Cá ăn tạp từ trùng chỉ, côn trùng, giáp xác đến thức ăn viên.
– Cộng đồng: Cá mũi đỏ rât hiền sống chung với các loài cá khác
– Sinh sản: cá đẻ theo nhóm và đẻ trứng phân tán, trứng dính vào giá thể như cây thủy sinh. Cá bố mẹ có tập tính ăn trứng- Giới tính: khó phân biệt
– Bể: : Cá lên màu đẹp trong bể trồng cây thủy sinh có ánh sáng vừa, với một ít gỗ mục và lá cây khô phân hủy mô phỏng môi trường nước màu trà nhẹ và có tính axít ngoài tự nhiên. Thả nhóm từ 6 – 10 con. Cá thân thiện thích hợp nuôi chung với các loại cá hồ rong khác.
– Quan hệ: Đây là loại cá hiền lành, thân thiện, có thể nuôi chung với neon, ông tiên, cá đĩa,… Để màu sắc của chúng trở nên nổi bật và đẹp hơn, nên nuôi loài cá này thành đàn 15 con trở lên.
Các lưu ý về cá mũi đỏ
Cá mũi đỏ rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai
Cá mũi đỏ đa số bơi tần giữa và đáy
Cá mũi đỏ dễ bị bệnh nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên.
Cá mũi đỏ bắt đèn trong thủy sinh sẽ hiện lên màu rất đẹp với ánh đèn thường cá sẽ không hiện dạ quang
Cá mũi đỏ rất nhạy cảm và bị mất màu khi môi trường nước có tính kiềm, chất lượng nước thay đổi đột ngột hoặc không phù hợp.

Nguồn ThuySinh.Info

Đăng nhận xét

 
Top